Xây dựng

Một công trường xây dựng đang trong quá trình hoạt động

Xây dựng là một quy trình thiết kế và thi công nên các cơ sở hạ tầng hoặc công trình, nhà ở.[1] Hoạt động xây dựng khác với hoạt động sản xuất ở chỗ sản xuất tạo một lượng lớn sản phẩm với những chi tiết giống nhau, còn xây dựng nhắm tới những sản phẩm tại những địa điểm dành cho từng đối tượng khách hàng riêng biệt.[2] Tại những nước phát triển, ngành công nghiệp xây dựng đóng góp từ 6-9% Tổng sản phẩm nội địa.[3] Hoạt động xây dựng bắt đầu bằng việc lên kế hoạch, thiết kế, lập dự toán và thi công tới khi dự án hoàn tất và sẵn sàng đưa vào sử dụng.

Mặc dù hoạt động này thường được xem là riêng lẻ, song trong thực tế, đó là sự kết hợp của rất nhiều nhân tố. Đầu tiên, một nhà quản lý dự án chịu trách nhiệm quản lý công việc chung, sau đó những nhà thầu, kỹ sư tư vấn thiết kế, kỹ sư thi công, kiến trúc sư, tư vấn giám sát... chịu trách nhiệm điều hành, thực hiện và giám sát hoạt động của dự án. Một dự án thành công đòi hỏi một kế hoạch xây dựng hiệu quả, bao gồm việc thiết kế và thi công đảm bảo phù hợp với địa điểm xây dựng và đúng với ngân sách đề ra trong dự toán; tổ chức thi công hợp lý, thuận tiện cho việc chuyên chở, lưu trữ vật liệu xây dựng; đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường, an toàn lao động; giảm thiểu những ảnh hưởng tới cộng đồng...

Các khái niệm

Hoạt động xây dựng bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình.

"Công trình xây dựng" là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, năng lượng và các công trình khác.

Các hoạt động xây dựng phải tuân thủ theo quy chuẩn xây dựngtiêu chuẩn xây dựng. Trường hợp áp dụng tiêu chuẩn xây dựng của nước ngoài, thì phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng.

"Giấy phép xây dựng" là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.

"Công trường xây dựng" là phạm vi khu vực diễn ra các hoạt động xây dựng đã được sự cho phép của chính quyền. Các thành phần cơ bản hình thành một công trường xây dựng là: Khu lán trại dành cho cán bộ, công nhân; khu vực tập kết vật tư vật liệu; khu vực mà công trình xây dựng được xây dựng trực tiếp trên đó.

"Thi công xây dựng" công trình bao gồm:

  • xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với các công trình xây dựng mới
  • sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công trình; bảo hành, bảo trì công trình đã có.

Phân loại

Hàng rào, công trình phụ gắn với công trình chính

Các công trình xây dựng thường được phân chia thành ba loại chính: công trình nhà, công trình cơ sở hạ tầng và công trình công nghiệp.[4] Công trình nhà thường được phân chia theo mục đích sử dụng dùng làm nơi sinh sống (nhà ở) hay là không (trung tâm thương mại, trường đại học, viện nghiên cứu...). Cơ sở hạ tầng bao gồm những công trình phục vụ cộng đồng như đập, cầu, cống, hầm, đường sá... Công trình công nghiệp bao gồm các nhà máy như lọc dầu, hoá chất, nhà máy điện, sản xuất công nghiệp, hầm mỏ.[5]

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ “Construction”, Merriam-Webster.com, Merriam-Webster, truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2015
  2. ^ Halpin, Daniel W.; Senior, Bolivar A. (2010), Construction Managemement (ấn bản 4), Hoboken, NJ: John Wiley & Sons, tr. 9, ISBN 9780470447239, truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2015
  3. ^ Chitkara, K. K. (1998), Construction Project Management, New Delhi: Tata McGraw-Hill Education, tr. 4, ISBN 9780074620625, truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2015
  4. ^ Chitkara, p.9-10.
  5. ^ Halpin, p. 15-16.

Liên kết ngoài

  • x
  • t
  • s
  • Phác thảo của công nghệ
  • Phác thảo của khoa học ứng dụng
Lĩnh vực
Nông nghiệp
Công nghệ y
sinh học
Xây dựng
Công nghệ
giáo dục
Công nghệ
năng lượng
Công nghệ
môi trường
Công nghệ
công nghiệp
CNTT và
truyền thông
Công nghệ
quân sự
Giao thông
Vận tải
Khoa học
ứng dụng
khác
Khoa học
kỹ thuật
khác
Thành phần
Thang đo
Lịch sử
công nghệ
Các lý thuyết
công nghệ,
các khái niệm
  • Appropriate technology
  • Critique of technology
  • Diffusion of innovations
  • Disruptive innovation
  • Dual-use technology
  • Ephemeralization
  • Ethics of technology
  • Công nghệ cao
  • Hype cycle
  • Inevitability thesis
  • Low-technology
  • Mature technology
  • Philosophy of technology
  • Strategy of Technology
  • Technicism
  • Techno-progressivism
  • Technocapitalism
  • Technocentrism
  • Technocracy
  • Technocriticism
  • Technoetic
  • Technoethics
  • Technological change
  • Technological convergence
  • Technological determinism
  • Technological escalation
  • Technological evolution
  • Technological fix
  • Technological innovation system
  • Technological momentum
  • Technological nationalism
  • Technological rationality
  • Technological revival
  • Điểm kỳ dị công nghệ
  • Technological somnambulism
  • Technological utopianism
  • Technology lifecycle
    • Technology acceptance model
    • Technology adoption lifecycle
  • Technomancy
  • Technorealism
  • Triết học siêu nhân học
Khác
  • Công nghệ mới nổi
  • Công nghệ hư cấu
  • Technopaganism
  • Khu thương mại công nghệ cao
  • Thang Kardashev
  • Danh mục công nghệ
  • Khoa học, Công nghệ và xã hội
    • Technology dynamics
  • Khoa học và công nghệ theo quốc gia
  • Technology alignment
  • Technology assessment
  • Technology brokering
  • Công ty công nghệ
  • Technology demonstration
  • Technology education
    • Đại học Kỹ thuật
  • Công nghệ truyền giáo
  • Công nghệ tổng hợp
  • Quản trị công nghệ
  • Tích hợp công nghệ
  • Công nghệ báo chí
  • Quản lý công nghệ
  • Bảo tàng công nghệ
  • Chính sách công nghệ
  • Công nghệ sốc
  • Công nghệ và xã hội
  • Chiến lược công nghệ
  • Chuyển giao công nghệ
  • Vũ khí
  • Sách Wikipedia Sách
  • Thể loại Thể loại
  • Trang Commons Commons
  • Cổng thông tin Chủ đề
  • Trang Wikiquote Wikiquote
Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s