Graecopithecus

Graecopithecus freybergi
Thời điểm hóa thạch: Late Miocene
Є
O
S
D
C
P
T
J
K
Pg
N
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Bộ (ordo)Primates
Họ (familia)Hominidae
Phân họ (subfamilia)Homininae
Tông (tribus)Hominini
Chi (genus)Graecopithecus
G.H.R. von Koenigswald, 1972
Loài (species)G. freybergi
Danh pháp hai phần
Graecopithecus freybergi
von Koenigswald, 1972[1][2]

Graecopithecus freybergi là một loài linh trưởng cổ xưa hiện được coi là thuộc họ Người (hominid), ban đầu được xác định bởi một mảnh vỡ của hộp sọ được tìm thấy vào năm 1944. Kể từ đó, nhiều mẫu vật đã được tìm thấy, chỉ ra rằng mẫu vật có thể là tổ tiên trực tiếp được biết đến lâu đời nhất của con người hiện đại [3].

a: Hàm dưới (holotype) của G. freybergi từ Pyrgos, Hy Lạp;
b: răng cửa trái P4 cf. Graecopithecus sp., VSN RIM 438/387 từ Azmaka, Bulgaria;
ci: Tái tạo 3-D hàm dưới phần có thể nhìn thấy

Xương hàm dưới với răng thứ ba rất mòn, gốc răng thứ nhất m2 và một phần của răng tiền hàm p3 là từ địa điểm Tour la Reine site[4] và có niên đại từ Miocen muộn. Việc khai quật địa điểm là không thể (1986) do chủ sở hữu đã xây dựng một bể bơi tại địa điểm [5]. Mảnh hàm dưới được tìm thấy trên đất liền của Hy Lạp tại Pyrgos Vassilissis, phía tây bắc Athens [6].

G. freybergi được coi có lẽ là giống như Ouranopithecus macedoniensis, đã sống trước đó khoảng 3 triệu năm (hay khoảng 10 Ma BP) [7][8][4]. Graecopithecus là chi ít được biết đến nhất trong số những loài thuộc họ Người được tìm thấy ở châu Âu.[9]

Một nghiên cứu về hình thái chi tiết của răng hàm của hai hóa thạch của G. freybergi xuất bản năm 2017 [10] gợi ý rằng nó có thể là một hominin, chia sẻ tổ tiên với Homo nhưng không phải với loài Chimpanzee (Pan). Điều này dẫn đến một số người đặt ra câu hỏi về niềm tin phổ biến hiện nay, vốn cho rằng các loài tiền thân của họ người (pre-human hominid) là có nguồn gốc từ châu Phi, mà phải là từ nam châu Âu hoặc Địa Trung Hải, mặc dù những người khác thì hoài nghi về các tuyên bố này [11][12].

Định tuổi

Các phép xác định tuổi của hóa thạch dựa trên số liệu từ địa tầng và phân tích sinh địa tầng, cho ra tuổi khoảng 7,2 Ma BP (triệu năm trước) [12][13].

Tương tự như Ouranopithecus macedoniensis, Graecopithecus freybergi sống ở vùng thảo nguyên savan, có cây bụi và thậm chí có địa phương có rừng thưa [13]. Các bằng chứng hóa thạch cho thấy thời kỳ đó có các động vật móng guốc, cùng với Adcrocuta eximia là họ hàng cổ xưa của linh cẩu trong môi trường sống này. Các hóa thạch khác bao gồm tê giác, ngựa (Hippotherium), dạng hươu cao cổ và các dạng có sừng họ hàng với linh dương.

Tham khảo

  1. ^ Andrews & Franzen 1984
  2. ^ Cameron 2004, tr. 184
  3. ^ Sarah Knapton, science editor (ngày 22 tháng 5 năm 2017). “Europe was the birthplace of mankind, not Africa, scientists find”. The Daily Telegraph. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2017.
  4. ^ a b Casanovas‐Vilar và đồng nghiệp 2011
  5. ^ de Bonis và đồng nghiệp 1986, tr. 107
  6. ^ de Bonis & Koufos 1999, tr. 230
  7. ^ Koufos & de Bonis 2005
  8. ^ Smith và đồng nghiệp 2004
  9. ^ Begun 2002, tr. 361
  10. ^ Fuss và đồng nghiệpLỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFFussSpassovBegunBöhme (trợ giúp)
  11. ^ “Our common ancestor with chimps may be from Europe, not Africa”. New Scientist. ngày 22 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2017.
  12. ^ a b “Scientists find 7.2-million-year-old pre-human remains in the Balkans”. Phys.org. ngày 22 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2017.
  13. ^ a b Madelaine Böhme et al.: Messinian age and savannah environment of the possible hominin Graecopithecus from Europe. In: PLoS ONE. Band 12, Nr. 5, 2017, e0177347, doi:10.1371/journal.pone.0177347
  • Andrews, Peter; Franzen, Jens Lorenz biên tập (1984). The Early Evolution of Man: With Emphasis on Southeast Asia and Africa. Courier Forschungsinstitut Senckenberg, 0341-4116. 69. Senckenbergische Naturforschende Gesellschaft. ISBN 9783924500054.
  • Begun, David R. (2002). “European Hominoids”. Trong Hartwig, Walter (biên tập). The Primate Fossil Record. Cambridge University Press. tr. 339–368. ISBN 9780521663151.
  • Cameron, David W. (2004). Hominid adaptations and extinctions. UNSW Press. ISBN 9780868407166.
  • Casanovas‐Vilar, Isaac; Alba, David M.; Garcés, Miguel; Robles, Josep M.; Moyà‐Solà, Salvador (tháng 4 năm 2011). “An updated chronology of the Miocene radiation in Western Eurasia” (PDF). PNAS. 108 (14): 5554–5549. doi:10.1073/pnas.1018562108. PMC 3078397. PMID 21436034.
  • de Bonis, L.; Bouvrain, G.; Koufos, G.; Melentis, J. (1986). “Succession and dating of the late Miocene primates of Macedonia”. Trong Lee, Phyllis C.; Else, James G. (biên tập). Primate Evolution. Proceedings of the Tenth Congress of the International Primatological Society: Held in Nairobi, Kenya, in July 1984, International Primatological Society. Congress. 1. CUP Archive. ISBN 9780521324502.
  • de Bonis, Louis; Koufos, George D. (1999). “The Miocene large mammal succession in Greece”. Trong Agustí, Jorge; Rook, Lorenzo; Andrews, Peter (biên tập). Hominoid Evolution and Climatic Change in Europe: Volume 1, The Evolution of Neogene Terrestrial Ecosystems in Europe. Cambridge University Press. ISBN 9780521640978.
  • Fuss, J; Spassov, N; Begun, DR; Böhme, M (2017). “Potential hominin affinities of Graecopithecus from the Late Miocene of Europe”. PLoS ONE. 12 (5).
  • Koufos, George D.; de Bonis, Louis (July–September 2005). “The Late Miocene hominoids Ouranopithecus and Graecopithecus. Implications about their relationships and taxonomy”. Annales de Paléontologie. 91 (3): 227–240. doi:10.1016/j.annpal.2005.05.001.
  • Smith, Tanya M.; Martin, Lawrence B.; Reid, Donald J.; de Bonis, Louis; Koufos, George D. (2004). “An examination of the dental development in Graecopithecus freybergi (Ouranopithecus macedoniensis)”. Journal of Human Evolution. 46: 551–577. doi:10.1016/j.jhevol.2004.01.006. PMID 15120265.

Xem thêm

Liên kết ngoài

  • Interactive map of primate fossil finds around the world Lưu trữ 2012-02-22 tại Wayback Machine